1. Thiết bị điện là gì?
Thiết bị điện là những thiết bị hoạt động sử dụng điện năng với chức năng đóng, cắt, điều chỉnh, điều khiển, bảo vệ, kiểm tra, chuyển đổi … tất cả các hệ thống lưới điện cũng như các loại máy móc sử dụng điện để hoạt động.
Thiết bị điên đã trở nên quá thông dụng trong cuộc sống hiện nay
Thiết bị điện đã trở nên đặc biệt quan trọng trong thời nay bởi chúng được sử dụng phổ biến trong cả đời sống sinh hoạt lẫn hoạt động kinh tế, công nghiệp và sản xuất. Từ các nhà máy điện, trạm biến áp, khu công nghiệp, máy phát điện,… cho đến những thiết bị gia dụng hàng ngày như tivi, tủ lạnh, nồi cơm, điều hòa, máy giặt, đèn điện,…
2. Phân loại thiết bị điện
Thiết bị điện có thể có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên mục đích sử dụng điện của con người. Dưới đây là 3 cách phổ biến để phân loại thiết bị điện:
Theo chức năng: Đây là cách phân loại thiết bị điện dựa trên nhiệm vụ và vai trò cụ thể mà các thiết bị điện được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ như: Thiết bị chiếu sáng (đèn LED, đèn bàn, đèn huỳnh quang,…), thiết bị điện gia dụng (bếp điện, lò vi sóng, lò nướng, máy sưởi, máy sinh tố, hút bụi, nồi cơm,..), thiết bị điện công nghiệp (máy phát điện, máy biến áp,…), thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số,…), thiết bị an ninh và giám sát,…
Theo nguồn điện: Đây là cách phân loại thiết bị điện dựa trên nguồn điện mà thiết bị sử dụng để hoạt động. Ví dụ như một số nhóm dưới đây:
Phân loại các thiết bị điện thông qua nguồn điện
- Thiết bị dùng nguồn điện xoay chiều (AC): Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, máy tính bàn, máy in, máy chiếu, máy photocopy,…
- Thiết bị dùng nguồn điện một chiều (DC): Điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, đèn pin, đồng hồ điện tử, xe đạp điện, điều khiển từ xa,…
- Thiết bị dùng năng lượng tái tạo: Tấm pin mặt trời, hệ thống phát điện gió, bộ sạc năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời,…
Theo mức độ điện áp: Việc phân loại theo mức độ điện áp giúp ta xác định được phạm vi điện áp mà các thiết bị điện có thể hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 3 cấp độ chính:
- Thiết bị điện hạ áp có điện áp dưới 3kV
- Thiết bị điện trung áp có điện áp từ 3kV đến 36kV
- Thiết bị điện áp cao áp có điện áp từ 36kV đến 400kV
3. Các loại thiết bị điện phổ biến và ứng dụng
Thiết bị điện luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, mỗi thiết bị điện có một chức năng cụ thể trong cuộc sống. Dưới đây là một số thiết bị điện phổ biến được sử dụng nhiều nhất cùng với các ứng dụng của chúng:
- Thiết bị điện chiếu sáng: Sử dụng để chiếu sáng trong không gian sống và làm việc như đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn pin
- Thiết bị điện gia dụng: Giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao chất lượng cuộc sống như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bếp điện, lò nướng, máy xay, nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, công tắc điện, ổ cắm điện,…
- Thiết bị điện công nghiệp: Thường được sử dụng để thực hiện các chức năng hỗ trợ trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Ví dụ: máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện,…
- Thiết bị điện tử: Là các thiết bị điện sử dụng các linh kiện, mạch điện tử để thực hiện các chức năng như giải trí, học tập, làm việc. Ví dụ: tivi, máy tính bảng, điện thoại, máy chơi game, máy ảnh kỹ thuật số, loa thông minh, đồng hồ thông minh,…
4. Thiết bị điện thông minh (Smart Home Devices)
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các thiết bị điện thông minh xuất hiện và ngày càng đáp ứng được nhiều yêu cầu của con người. Thiết bị điện thông minh (Smart Home Devices) là những thiết bị điện được kết nối với hệ thống mạng Internet và thường được điều khiển từ xa bằng điện thoại hay máy tính bảng, từ đó nâng cao sự tiện nghi cho ngôi nhà của bạn và tạo nên một hệ sinh thái thông minh.
Những thiết bị điện thông minh phổ biến hiện nay
Ví dụ: Các thiết bị điện có thể bật tắt tự động bằng giọng nói hoặc các ngữ cảnh được cài đặt sẵn. Hệ thống Camera an ninh được giám sát và kiểm soát từ xa,…
Thiết bị điện thông minh thực sự có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích như:
- Tiện nghi, tiết kiệm thời gian, công sức: Người dùng có thể điều khiển các thiết bị trong nhà từ bất cứ đâu thông qua điện thoại. Ví dụ: bạn sẽ không mất công sức để đi kiểm tra và tắt các công tắc điện trong nhà.
- Tiết kiệm năng lượng và chi phí: Các thiết bị như đèn điện, điều hòa, máy bơm, bình nóng lạnh,… có thể lên lịch hẹn giờ tự động bật/ tắt, tự động điều chỉnh để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí trong nhà.
- An ninh và bảo mật hơn: Hệ thống giám sát từ xa như Camera, chuông cửa, cửa có video cho phép bạn giám sát ngôi nhà từ xa. Các thiết bị điện thông minh có thể gửi cảnh báo tức thời ngay khi phát hiện hoạt động bất thường.
- Giúp giải trí và thư giãn: Hệ thống âm thanh và hình ảnh thông minh có thể cho phép bạn sử dụng giọng nói hoặc ứng dụng di động để điều khiển, lựa chọn nhạc, phim hay các nội dung giải trí khác.
- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: đồng hồ thông minh, máy chạy bộ, máy đo huyết áp,… có thể theo dõi sức khỏe và hỗ trợ bạn cải thiện sức khỏe của bản thân.
- Giúp ngôi nhà sang trọng, đẹp và hiện đại hơn, nâng cao giá trị ngôi nhà.