Quang thông là gì? Bảng tra quang thông của đèn LED update 2023
Khi lựa chọn các thiết bị đèn LED chiếu sáng cho không gian, người dùng không chỉ quan tâm đến thiết kế, màu sắc, kiểu dáng bên ngoài mà cần phải tìm hiểu cụ thể về các chỉ số kỹ thuật của đèn. Một trong các chỉ số quan trọng quyết định chất lượng ánh sáng của đèn là quang thông. Vậy quang thông là gì? Làm thế nào để tra cứu được quang thông của đèn LED mới nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin này qua bài viết dưới đây.
1. Quang thông là gì?
1.1. Quang thông là gì?
Quang thông của một nguồn sáng được định nghĩa là đại lượng trắc quang thể hiện công suất bức xạ của ánh sáng phát ra. Hay nói cách khác, quang thông là tổng lượng ánh sáng phát ra từ nguồn sáng theo mọi hướng khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Quang thông là gì?
1.2. Quang thông đèn LED là gì?
Quang thông đèn LED là yếu tố đánh giá về hiệu suất phát sáng của đèn LED phát ra trong 1 giây theo mọi hướng chiếu sáng. Các thiết bị đèn LED có quang thông càng lớn thì khả năng chiếu sáng càng cao.
2.Đơn vị quang thông
Theo hệ thống đo lường quốc tế, quang thông trong hệ SI là lumen.
3.Ký hiệu quang thông
Quang thông có ký hiệu là lm (lumen).
4. Quang thông phát ra của nguồn sáng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Việc phát ra nguồn sáng của quang thông phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sáng, cường độ sáng, độ rọi phát ra của nguồn sáng.
- Trong đó, công suất của nguồn sáng và góc chiếu của nguồn sáng là 2 yếu tố chính tác động đến quang thông.
- Công suất và góc chiếu của nguồn sáng càng lớn thì quang thông càng cao.
5. Công thức tính quang thông
5.1. Công thức tính quang thông tổng
Để tính quang thông của một nguồn sáng, người dùng cần tuân thủ theo công thức sau:
Φv = dQv / dt
Trong đó:
- Φv: là quang thông. Đơn vị: lm.
- Qv: là tổng năng lượng ánh sáng của nguồn sáng. Đơn vị: lm.s.
- dt: là ký hiệu của diện tích vùng sáng mà nguồn sáng chiếu đến. Đơn vị: m2.
5.2. Công thức tính quang thông cho từng phòng
Đối với các không gian cụ thể, cách tính toán quang thông cần phải dựa vào quang thông tổng cần dùng và diện tích của căn phòng đó. Sau khi đã xác định được các thông số cần thiết, người dùng áp dụng công thức tính quang thông của đèn.
Người dùng có thể tham khảo bảng thông số quang thông cần thiết cho các không gian sinh hoạt trong gia đình dưới đây:
Khu vực | Quang thông (Lumen) |
Phòng bếp | 300 – 400 |
Phòng khách | 400 – 500 |
Hành lang | 300 |
Phòng ngủ | 300 – 400 |
Phòng tắm | 500 – 600 |
Phòng đọc sách | 400 |
- Qua việc tính toán quang thông cho không gian, người dùng có thể tính được số lượng đèn LED cần lắp đặt phù hợp theo công thức:
- Số lượng đèn cần lắp đặt = (Diện tích chiếu sáng x Độ rọi của đèn) : (Công suất của đèn x Quang thông)
6. Bảng tra quang thông của đèn
Công suất |
Đèn sợi đốt (Lm) |
Đèn Halogen (Lm) | Đèn CFL (Lm) | Đèn LED (Lm) |
15W | 90 | 120 | 125 | 135 |
25W | 220 | 215 | 230 | 250 |
40W | 415 | 410 | 430 | 470 |
60W | 710 | 700 | 740 | 800 |
75W | 935 | 920 | 970 | 1055 |
100W | 1340 | 1320 | 1400 | 1520 |
150W | 2160 | 2140 | 2250 | 2450 |
7. Máy đo quang thông
- Thiết bị đo quang thông chuyên dụng được sử dụng để đo đạc và kiểm tra cường độ ánh sáng của các nguồn sáng. Máy đo quang thông có tên gọi là Photometric hay còn gọi là Integrating sphere.
- Điểm đặc biệt của máy đo quang thông là cần thực hiện trong một thiết bị hình cầu màu trắng để đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Máy đo quang thông
8. Một số khái niệm liên quan khác
8.1. Hiệu suất phát quang là gì?
Hiệu suất phát quang
- Hiệu suất phát quang hay còn gọi là hiệu suất chiếu sáng. Đây là một đại lượng đo lường khả năng của một nguồn sáng để chuyển đổi điện năng thành quang năng. Điều này thể hiện tỷ lệ giữa công suất ánh sáng được phát ra và công suất điện tiêu thụ bởi nguồn sáng đó. Đơn vị đo hiệu suất phát quang thường là lumen/watt (lm/w).
- Một đèn LED có hiệu suất phát quang cao nghĩa là đèn LED đó có khả năng chuyển đổi từ điện năng sang quang năng tốt. Vì vậy, khi sử dụng các thiết bị đèn có hiệu suất chiếu sáng cao, lượng điện năng tiêu thụ sẽ thấp và giúp tiết kiệm năng lượng cho người dùng.
8.2. Nhiệt độ màu
Nhiệt độ màu
- Nhiệt độ màu là thuật ngữ đặc trưng của ánh sáng, sử dụng để thể hiện màu sắc ánh sáng phát ra từ nguồn sáng.
- Nhiệt độ màu cao tương ứng với màu sắc lạnh, nhiệt độ màu thấp tương ứng với ánh sáng ấm hơn. Nhiệt độ màu có đơn vị đo bằng Kelvin (K), dao động từ 1000K – 10000K tương ứng với 3 loại ánh sáng chính là: ấm, trung tính, lạnh.
- Việc điều chỉnh nhiệt độ màu của ánh sáng có tác động đến thẩm mỹ của không gian và tạo ra hiệu ứng thị giác khác nhau. Vì vậy, người dùng cần lựa chọn các thiết bị đèn có nhiệt độ màu phù hợp với từng không gian và mục đích sử dụng.
8.3. Chỉ số hoàn màu là gì?
Chỉ số hoàn màu
- Chỉ số hoàn màu được hiểu là mức độ phản ánh màu sắc của vật thể khi được chiếu sáng. Chỉ số hoàn màu được ký hiệu là CRI (Color Rendering Index), thể hiện chất lượng ánh sáng của thiết bị đèn và khả năng tái hiện chân thực màu sắc của không gian.
- Các thiết bị chiếu sáng có chỉ số CRI càng cao thì chất lượng hình ảnh vật được chiếu sáng càng trung thực và rõ nét. Ánh sáng có chỉ số CRI cao nhất là ánh sáng tự nhiên.
- Chỉ số CRI từ 70-85 là ánh sáng của các thiết bị đèn thông dụng, được sử dụng phổ biến trong đời sống.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin cần thiết về quang thông, công thức tính quang thông và bảng tra cứu quang thông cập nhật 2023. Chúng tôi hy vọng rằng các thông tin này sẽ giúp bạn có những lựa chọn thiết bị chiếu sáng phù hợp cho nhu cầu sử dụng của gia đình.