Top 20 thiết bị điện thông dụng, thông minh. Cách phân biệt và sử dụng chi tiết
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thiết bị điện đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Từ các thiết bị điện như tivi, tủ lạnh, máy giặt tới những chiếc Laptop, điện thoại thông minh,… mỗi sản phẩm đều mang đến những tiện ích khác nhau góp phần cải thiện đời sống. Để hiểu rõ và phân loại được các thiết bị điện cũng như lựa chọn được những thiết bị điện tốt nhất cho gia đình, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thật kỹ trong bài viết dưới đây:
1. Thiết bị điện là gì?
Thiết bị điện là những thiết bị hoạt động sử dụng điện năng với chức năng đóng, cắt, điều chỉnh, điều khiển, bảo vệ, kiểm tra, chuyển đổi … tất cả các hệ thống lưới điện cũng như các loại máy móc sử dụng điện để hoạt động.
Thiết bị điện đã trở nên quá thông dụng trong cuộc sống hiện nay
Thiết bị điện đã trở nên đặc biệt quan trọng trong thời nay bởi chúng được sử dụng phổ biến trong cả đời sống sinh hoạt lẫn hoạt động kinh tế, công nghiệp và sản xuất. Từ các nhà máy điện, trạm biến áp, khu công nghiệp, máy phát điện,… cho đến những thiết bị gia dụng hàng ngày như tivi, tủ lạnh, nồi cơm, điều hòa, máy giặt, đèn điện,…
2. Phân loại thiết bị điện
Thiết bị điện có thể có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên mục đích sử dụng điện của con người. Dưới đây là 3 cách phổ biến để phân loại thiết bị điện:
Theo chức năng: Đây là cách phân loại thiết bị điện dựa trên nhiệm vụ và vai trò cụ thể mà các thiết bị điện được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau và trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ như: Thiết bị chiếu sáng (đèn LED, đèn bàn, đèn huỳnh quang,…), thiết bị điện gia dụng (bếp điện, lò vi sóng, lò nướng, máy sưởi, máy sinh tố, hút bụi, nồi cơm,..), thiết bị điện công nghiệp (máy phát điện, máy biến áp,…), thiết bị điện tử (điện thoại, máy tính, máy ảnh kỹ thuật số,…), thiết bị an ninh và giám sát,…
Theo nguồn điện: Đây là cách phân loại thiết bị điện dựa trên nguồn điện mà thiết bị sử dụng để hoạt động. Ví dụ như một số nhóm dưới đây:
Phân loại các thiết bị điện thông qua nguồn điện
- Thiết bị dùng nguồn điện xoay chiều (AC): Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, máy tính bàn, máy in, máy chiếu, máy photocopy,…
- Thiết bị dùng nguồn điện một chiều (DC): Điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, đèn pin, đồng hồ điện tử, xe đạp điện, điều khiển từ xa,…
- Thiết bị dùng năng lượng tái tạo: Tấm pin mặt trời, hệ thống phát điện gió, bộ sạc năng lượng mặt trời, đèn năng lượng mặt trời,…
Theo mức độ điện áp: Việc phân loại theo mức độ điện áp giúp ta xác định được phạm vi điện áp mà các thiết bị điện có thể hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là 3 cấp độ chính:
- Thiết bị điện hạ áp có điện áp dưới 3kV
- Thiết bị điện trung áp có điện áp từ 3kV đến 36kV
- Thiết bị điện áp cao áp có điện áp từ 36kV đến 400kV
3. Các loại thiết bị điện phổ biến và ứng dụng
Thiết bị điện luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày, mỗi thiết bị điện có một chức năng cụ thể trong cuộc sống. Dưới đây là một số thiết bị điện phổ biến được sử dụng nhiều nhất cùng với các ứng dụng của chúng:
- Thiết bị điện chiếu sáng: Sử dụng để chiếu sáng trong không gian sống và làm việc như đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, đèn pin
- Thiết bị điện gia dụng: Giúp tiết kiệm thời gian và công sức, nâng cao chất lượng cuộc sống như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, bếp điện, lò nướng, máy xay, nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, công tắc điện, ổ cắm điện,…
- Thiết bị điện công nghiệp: Thường được sử dụng để thực hiện các chức năng hỗ trợ trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Ví dụ: máy biến áp, động cơ điện, máy phát điện,…
- Thiết bị điện tử: Là các thiết bị điện sử dụng các linh kiện, mạch điện tử để thực hiện các chức năng như giải trí, học tập, làm việc. Ví dụ: tivi, máy tính bảng, điện thoại, máy chơi game, máy ảnh kỹ thuật số, loa thông minh, đồng hồ thông minh,…
4. Thiết bị điện thông minh (Smart Home Devices)
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, các thiết bị điện thông minh xuất hiện và ngày càng đáp ứng được nhiều yêu cầu của con người. Thiết bị điện thông minh (Smart Home Devices) là những thiết bị điện được kết nối với hệ thống mạng Internet và thường được điều khiển từ xa bằng điện thoại hay máy tính bảng, từ đó nâng cao sự tiện nghi cho ngôi nhà của bạn và tạo nên một hệ sinh thái thông minh.
Những thiết bị điện thông minh phổ biến hiện nay
Ví dụ: Các thiết bị điện có thể bật tắt tự động bằng giọng nói hoặc các ngữ cảnh được cài đặt sẵn. Hệ thống Camera an ninh được giám sát và kiểm soát từ xa,…
Thiết bị điện thông minh thực sự có nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích như:
- Tiện nghi, tiết kiệm thời gian, công sức: Người dùng có thể điều khiển các thiết bị trong nhà từ bất cứ đâu thông qua điện thoại. Ví dụ: bạn sẽ không mất công sức để đi kiểm tra và tắt các công tắc điện trong nhà.
- Tiết kiệm năng lượng và chi phí: Các thiết bị như đèn điện, điều hòa, máy bơm, bình nóng lạnh,… có thể lên lịch hẹn giờ tự động bật/ tắt, tự động điều chỉnh để tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí trong nhà.
- An ninh và bảo mật hơn: Hệ thống giám sát từ xa như Camera, chuông cửa, cửa có video cho phép bạn giám sát ngôi nhà từ xa. Các thiết bị điện thông minh có thể gửi cảnh báo tức thời ngay khi phát hiện hoạt động bất thường.
- Giúp giải trí và thư giãn: Hệ thống âm thanh và hình ảnh thông minh có thể cho phép bạn sử dụng giọng nói hoặc ứng dụng di động để điều khiển, lựa chọn nhạc, phim hay các nội dung giải trí khác.
- Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe: đồng hồ thông minh, máy chạy bộ, máy đo huyết áp,… có thể theo dõi sức khỏe và hỗ trợ bạn cải thiện sức khỏe của bản thân.
- Giúp ngôi nhà sang trọng, đẹp và hiện đại hơn, nâng cao giá trị ngôi nhà.
Dưới đây là một số loại thiết bị điện thông minh phổ biến:
Bộ điều khiển trung tâm: Giúp liên kết các thiết bị trong cùng hệ thống với nhau, điều khiển các thiết bị thông qua ứng dụng. Có thể thực hiện xử lý các cài đặt tự động như cảnh, rule, hẹn giờ thiết bị, nhóm thiết bị. Từ đó có thể bật tắt hẹn giờ toàn bộ hệ thống đèn điện trong nhà, thay đổi màu sắc ánh sáng đèn theo ý muốn,…
Công tắc thông minh (công tắc cảm ứng): Có thể điều khiển bật/ tắt các thiết bị điện trong nhà từ xa bằng App thông qua Internet/ mạng LAN trong nhà. Điều khiển được theo nhóm Rule, cảnh, lịch – tùy biến theo nhu cầu người sử dụng. Có thể điều khiển thiết bị bằng giọng nói thông qua việc tích hợp Google Assistant, Alexa, Maika.
Ổ cắm thông minh: có khả năng tương thích cao, phù hợp với đa dạng các chuẩn phích cắm trên thị trường. Người dùng có thể kết nối 2 thiết bị cùng lúc một cách dễ dàng. Ổ cắm thông minh thường được sử dụng phổ biến ở nhiều không gian khác nhau như nhà ở, văn phòng, trường học, trung tâm thương mại,… đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện đa dạng của con người. Ngoài ra ổ cắm thông minh còn có thể được tích hợp nhiều chức năng như hẹn giờ, giám sát, điều khiển thiết bị từ xa,…
Đèn LED thông minh: Được sử dụng nhiều trong việc trang trí, lắp đặt nhà cửa với những ánh sáng vô cùng sinh động, nhiều màu sắc. Người dùng có thể đổi màu đèn LED thông qua điện thoại thông minh, có thể cài đặt đổi màu theo giờ hay kết hợp với âm nhạc,…
5. Tiêu chí lựa chọn thiết bị điện
Việc lựa chọn thiết bị điện có thể dựa trên một số tiêu chí dưới đây:
- Công suất: Lựa chọn công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng chịu tải của hệ thống điện. Đây là tiêu chí quan trọng để đảm bảo thiết bị điện có thể hoạt động an toàn và hiệu quả trong hệ thống điện của bạn. Mỗi loại thiết bị điện sẽ có công suất khác nhau tùy mục đích sử dụng. Ví dụ: đèn Led thường có công suất thấp hơn, máy sưởi. máy lạnh thường có công suất cao hơn.
- Điện áp: Hãy luôn đảm bảo thiết bị điện hoạt động ở điện áp định mức của nguồn điện. Điều này bao gồm cả việc sử dụng các phụ kiện điện đi kèm như ổ cắm điện, bộ chuyển đổi phù hợp với điện áp.
- Thương hiệu và chất lượng: Cần ưu tiên các thương hiệu uy tín, có chứng nhận chất lượng và bảo hành. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo đánh giá của những người đã sử dụng để có thể chọn được thiết bị điện phù hợp và tốt nhất. Việc mua các thiết bị điện từ những thương hiệu uy tín có thể giúp bạn tránh được các vấn đề về chất lượng và hỗ trợ sau khâu bán hàng.
- Tính năng và công nghệ: Nên cân nhắc các tính năng bổ sung như tiết kiệm điện, an toàn, tiện ích,… Việc lựa chọn thiết bị có hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng, nhất là các thiết bị điện thông minh sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí vận hành và làm giảm tác động đến môi trường. Càng lựa chọn thiết bị điện tính năng và công nghệ cao, bạn càng có thể sở hữu một căn nhà thông minh, tiện lợi.
- Giá cả: Việc so sánh, cân nhắc giá cả giữa các sản phẩm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngân sách cũng là điều cần thiết khi bạn lựa chọn các thiết bị điện.
6. Hướng dẫn sử dụng thiết bị điện an toàn
Để sử dụng thiết bị điện an toàn (bao gồm cả thiết bị điện thông minh), bạn nên tham khảo các bước sau đây:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng: Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, hướng dẫn này thường bao gồm các thông tin quan trọng về cách lắp đặt, sử dụng thiết bị và cách bảo trì, bảo dưỡng.
- Kiểm tra kỹ thiết bị trước khi sử dụng: Hãy đảm bảo thiết bị điện không bị hỏng, không có vết nứt, gãy hay bong tróc dây điện,… Nếu phát hiện vấn đề, tuyệt đối không nên cố sử dụng.
- Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt hoặc trong môi trường ẩm ướt: Bạn cần sử dụng thiết bị điện một cách an toàn, không nên để tay ướt chạm vào thiết bị điện. Điều này có thể gây điện giật nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng
- Tắt nguồn điện khi không sử dụng: Để tiết kiệm điện cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ chập cháy, hãy tắt thiết bị điện khi không sử dụng hoặc khi ra khỏi nhà. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng và tự động trên các thiết bị điện thông minh.
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị điện: Cần kiểm tra định kỳ, thường xuyên các thiết bị điện để có thể phát hiện và giải quyết các vấn đề kịp thời, nhanh chóng.
- Gọi thợ điện chuyên nghiệp khi cần sửa chữa: Đây là cách làm an toàn và đúng cách để có thể tránh được những rủi ro liên quan đến an toàn điện và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho sửa chữa.
7. Các thương hiệu thiết bị điện nổi tiếng tại Việt Nam
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều thương hiệu thiết bị điện khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng của mọi người, trong đó nổi bật phải kể đến một số thương hiệu như: Panasonic, Schneider Electric, Philips, Điện Quang,…
- Panasonic: Đây là thương hiệu được thành lập từ năm 1918 bởi công nghệ hàng đầu của Nhật Bản, nổi bật với các sản phẩm điện tử tiêu dùng (tivi, máy quay phim, máy ảnh số), thiết bị gia dụng (máy giặt, tủ lạnh), thiết bị điện tử (laptop, máy tính bảng,…), thiết bị âm thanh (loa, tai nghe). Thương hiệu này chú trọng vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, là thương hiệu đáng tin cậy của người tiêu dùng.
- Schneider Electric: Đây là 1 trong những thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ và giải pháp quản lý năng lượng. Thương hiệu nổi bật với những sản phẩm như công tắc, ổ cắm (AvatarOn, AvatarOn A, Zencelo,..), thiết bị đóng cắt, tủ điện, phụ kiện,…
- Philips: Đây là thương hiệu lớn được thành lập tại Hà Lan có uy tín trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng và y tế. Philips nổi tiếng với những sản phẩm như đồ công nghệ điện tử tiêu dùng (máy xay sinh tố, nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi chiên không dầu), thiết bị âm thanh (loa, tai nghe), thiết bị y tế (máy chụp X- quang, máy siêu âm, máy đo huyết áp),…
- Điện Quang: Là thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam thuộc lĩnh vực chiếu sáng và thiết bị điện, nổi bật với những dòng sản phẩm như đèn điện, ổ cắm, vợt muỗi, phích cắm,… Các thiết bị của Điện Quang luôn đảm bảo về chất lượng cũng như có mức giá hợp lý cho người tiêu dùng lựa chọn.
Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về thiết bị điện cũng như cách phân loại, lựa chọn và sử dụng thiết bị điện sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Hãy luôn lựa chọn những thiết bị điện có chất lượng tốt, hiệu suất cao, đảm bảo hoạt động ở điện áp ổn định và đến từ những thương hiệu uy tín. Để sử dụng các thiết bị điện một cách an toàn, hãy luôn tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng và các tiêu chuẩn từ nhà sản xuất.